Hệ thống máy chấm công kết nối qua mạng di động 3G/4G là hệ thống sử dụng chính sóng di động để truyền nhận các gói tin đến máy tính cài đặt phần mềm. Hệ thống này sẽ không bị phụ thuộc vào các đường truyền internet có dây thông thường do đó nó phù hợp với các nhu cầu lắp đặt máy chấm công tại những nơi không có internet.
Tuy hệ thống sẽ cần phải mất cước kết nối 3G/4G (không tốn quá nhiều dung lượng mỗi lần kết nối) nhưng nó lại rất phù hợp với các mô hình chấm công cần độ di động cao như lắp trên xe Bus, cho các công ty bảo vệ hoặc công trường xây dựng…
Một hệ thống chấm công qua 3G/4G hiện nay sẽ cần những máy chấm công hỗ trợ kết nối P2P như máy chấm công vân tay A-F261 hoặc những máy chấm công có kết nối http đẩy dữ liệu về máy chủ. Các máy chấm công thông thường sẽ không thể sử dụng được theo cách kết nối thông thường qua mạng internet có dây.
Mô hình hệ thống máy chấm công kết nối qua 3G/4G
Minh họa mô hình hệ thống
Hệ thống sẽ bao gồm:
- Máy chấm công: có hỗ trợ kết nối TCP/IP, kết nối với modem 3G/4G thông qua dây mạng thông thường.
- Modem 3G/4G: thiết bị có nhiệm vụ thu phát tín hiệu 3G/4G sau đó chuyển đổi thành tín hiệu có dây (RJ45) cung cấp mạng internet cho máy chấm công.
- Phần mềm cài đặt trên máy tính: có nhiệm vụ kết nối và nhận các gói tin từ máy chấm công gửi về, kết xuất ra các báo cáo chấm công cần thiết.
Hệ thống này ngoài việc cung cấp mạng cho máy chấm công sử dụng mà còn có khả năng cung cấp wifi tốc độ cao cho các thiết bị khác sử dụng nếu modem có tích hợp. Nhìn chung hệ thống như trên khá đơn giản và không cần phải cấu hình phức tạp do đó triển khai tại nơi cần chấm công sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Các máy chấm công sẽ được thiết lập cấu hình từ trước tại văn phòng, các thiết bị như máy chấm công và modem 3G sẽ được gửi xuống nơi cần lắp đặt máy chấm công. Lúc này nhân viên tại nơi lắp đặt máy chấm công chỉ cần treo thiết bị lên tường (hoặc đặt xuống bàn) và cắm nguồn điện cấp nguồn cho các thiết bị là có thể hoạt động.
Nguyên lý hoạt động
Như đã nói ở bên trên, hệ thống cần yêu cầu các máy chấm công phải hỗ trợ kết nối P2P hoặc có chức năng đẩy dữ liệu về server thông qua phương thức http post. Đây là 2 phương thức kết nối hoàn toàn khác nhau nên một máy chỉ hỗ trợ 1 trong 2 kiểu kết nối này.
Kết nối thông qua P2P
Điển hình cho những máy hỗ trợ công nghệ này là các máy của Realand và HIP. Phần mềm sẽ kết nối và giao tiếp với thiết bị thông qua giao thức P2P kết nối ngang hàng, việc cấu hình máy rất đơn giản chỉ cần khai báo mã P2P của máy chấm công lên phần mềm (mỗi máy khi xuất xưởng sẽ có một mã P2P khác nhau) là có thể kết nối được, không cần cấu hình bất cứ thứ gì khác.
Do việc không cần cài đặt tại nơi lắp đặt máy (chỉ cần cắm dây mạng và dây nguồn) là có thể sử dụng nên mô hình này đang được rất nhiều công ty xây dựng sử dụng để triển khai chấm công tại công trường hoặc các công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ triển khai chấm công tại công ty khách hàng.
Mô hình hệ thống P2P
Kết nối thông qua http post
Các máy chấm công sẽ đóng vai trò chủ động gửi các tín hiệu (ping) kết nối đến máy chủ và truyền các bản tin cần truy vấn về máy chủ thông qua các gói tin chuối JSON dạng HTTP Post. Phần mềm cài đặt trên máy tính lúc này bị động hơn và không thể biết lúc nào máy chấm công sẽ kết nối với phần mềm để thực hiện các lệnh truy vấn lấy dữ liệu cần thiết. Hệ thống máy chấm công kết nối qua HTTP POST có một nhược điểm là sẽ cần phải cấu hình (NAT post) trên modem tại nơi cài đặt phần mềm chấm công để trỏ về máy tính cài đặt phần mềm chấm công. Mô hình này sẽ hỏi phức tạp một chút trong quá trình cài đặt ban đầu so với hệ thống P2P và quan trọng hơn là đường truyền tại nơi cài đặt phần mềm cần phải một đường truyền IP tĩnh.
Một mẫu máy chấm công hỗ trợ HTTP POST
Trên đây là bài viết IDMart giới thiệu đến bạn hệ thống máy chấm công kết nối qua 3G/4G, nếu cần thông tin thêm về hệ thống hoặc tư vấn sản phẩm bạn có thể liên lạc với nhân viên hỗ trợ của IDMart để được tư vấn tốt hơn.